Những đặc trưng cơ bản của kiến trúc truyền thống Việt Nam

 Khi kiến trúc đang ngày càng phát triển, biệt thự nhà vườn được hướng đến trong xây dựng thì chúng ta cũng không thể phủ nhận được giá trị của những kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Kiến trúc truyền thống là những kiến trúc có từ lâu đời và tồn tại cho đến ngày nay.

Đặc trưng của kiến trúc truyền thống Việt Nam

Đặc trưng của kiến trúc truyền thống Việt Nam

 Kiến trúc truyền thống là một hình thức kiến trúc tồn tại theo thời gian. Chúng ta không thể phủ nhận được những giá trị mà kiến trúc truyền thống mang lại, dường như đó là niềm tự hào của cả dân tộc. Những đặc trưng của kiến trúc truyền thống Việt Nam là gì? Những đặc trưng của kiến trúc truyền thống Việt Nam sẽ được thể hiện qua những điểm dưới đây:

   Top 4 kiến trúc La Mã cổ đại kỳ vĩ   

1. Tính dân tộc và tính địa phương

 Tính dân tộc là tính chất xuyên suốt và luôn được đề cao của người dân Việt Nam. Từ thời cha ông ta dựng nước và giữ nước cho đến ngày nay tính dân tộc đó vẫn ngày một được nâng cao để nói lên niềm tự hào và tự tôn dân tộc. Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, điều này khiến cho những kiến trúc truyền thống của Việt Nam cũng trở nên muôn hình muôn vẻ hơn từ những trang trí tạo hình nghệ thuật đến vật liệu xây dựng cũng như phương thức kết cấu,...

2. Giản dị, khiêm tốn, nhẹ nhàng và khoáng đạt.

 Thường những kiến trúc truyền thống dân gian Việt Nam, một số ít sẽ được thiết kế theo phong cách xa hoa để phục vụ cho nhu cầu ăn chơi hưởng lạc của vua chúa, còn lại phần lớn đều được thiết kế theo phong cách giản dị, khiếm tốn, nhẹ nhàng,... mang tính chất dân tộc đậm đà, phản ánh được tính giản dị và tâm hồn con người Việt Nam

 Những kiến trúc Việt Nam là tượng trưng tiêu biểu cho việc gắn liền với thiên nhiên, với con người. Những kiến trúc hòa lẫn trong xóm làng phản ánh được đời sống xã hội, phong tục tập quán, hội hè, rước lễ,... Những bố cục của kiến trúc truyền thống không quá nặng nề mà thường được thiết kế một cách nhẹ nhàng, khoáng đạt với những giải pháp như hành lang, sân trong để tránh nắng cũng như che mưa.

Kiến trúc dân gian giản dị và khoáng đạt

Kiến trúc dân gian giản dị và khoáng đạt

3. Kết hợp chặt chẽ với cảnh quan

 Trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam, cha ông ta đã biết cách lựa chọn một vị trí, địa hình để công trình kiến trúc dựng lên có thể thỏa mãn được yêu cầu sử dụng của đời sống và có giá trị thẩm mỹ nhất định. Cho đến nay, rất nhiều những kiến trúc truyền thống Việt Nam nhờ tính thẩm mỹ đó mà trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng cố đô Hoa Lư, Huế, chùa Thầy, chùa Thiên Mụ,... Không chỉ là kiến trúc đẹp mà còn là vị trí thuận lợi, có thể ngắm non xanh nước biếc xung quanh ta.

4. Bố cục hài hòa, cân xứng

 Trong bất kì kiến trúc nào thì yếu tố hài hòa và cân xứng là những yếu tố đòi hỏi khi thiết kế để tạo ra một không gian hoàn hảo nhất. Kiến trúc truyền thống Việt Nam cũng vậy, hầu hết những kiến trúc truyền thống Việt Nam đều được thiết kế theo bố cục hài hòa và cân xứng. Bố cục này tạo nên được một không gian có tính thẩm mỹ cao cho những kiến trúc truyền thống, đồng thời cũng khéo léo vận dụng được những yếu tố tạo hình thống nhất và biến hóa, giúp cân bằng và ổn định hơn.

5. Màu sắc đẹp mắt giàu tính dân gian

 Màu sắc trang trí của kiến trúc truyền thống Việt Nam tạo nên sự khác biệt cho kiến trúc. Những màu sắc và các hoa văn trang trí, phù điêu giúp tô điểm cho các công trình kiến trúc cung đình, tôn giáo, tín ngưỡng,... Những kiến trúc Việt Nam từ chi tiết đến toàn diện đều tạo thành tác phẩm hoàn chỉnh để tăng thêm không khí sinh động, trang nghiêm cho không gian, đồng thời cũng thể hiện được tính chân thực và đậm đà bản sắc dân tộc.

Kiến trúc truyền thống Việt Nam giàu tính dân gian

Kiến trúc truyền thống Việt Nam giàu tính dân gian

6. Sử dụng vật liệu địa phương là chủ yếu

 Những kiến trúc truyền thống Việt Nam để tăng thêm được tính truyền thống thường được sử dụng những vật liệu xây dựng địa phương để tăng thêm tính truyền thống. Những vật liệu đó thường là tre, gò, đá, gạch, ngói,... Những vật liệu này là những vật liệu ít có sự biến đổi từ đời này sang đời khác. Kết cấu của những kiến trúc truyền thống được xây dựng kiên cố, vững chắc dựa trên sự tính toán và sử dụng hợp lý những tính năng vật liệu, bố cục hình dạng và kích thước kiến trúc có cơ sở nghệ thuật và tính khoa học rõ ràng nhất để lại những công trình có giá trị cao

 Ngày nay, khi những kiến trúc truyền thống được tu sửa lại phục vụ cho mục đích tạo thành khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng thì người Việt Nam đã biết khéo léo sử dụng những vật liệu xanh hoặc gạch ốp lát cao cấp để tăng thêm được độ bền cho không gian, đồng thời vẫn đảm bảo giữ được những nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam từ thời xa xưa.