Nếu ai đã từng đến Hà Nội và đi tham quan chắc chắn không thể không nhớ đến Nhà thờ lớn Hà Nội. Nhà thờ lớn Hà Nội là một kiến trúc thiết kế theo phong cách cổ điển Châu Âu còn lưu giữ lại cho đến ngày nay và không có quá nhiều sự thay đổi từ khi xây dựng cho đến nay.
Kiến trúc nhà thờ lớn Hà Nội
Nhà thờ lớn Hà Nội nằm ở trung tâm Thành phố Hà Nội, gần hồ Gươm, là công trình kiến trúc đặc sắc theo kiến trúc cổ điển Châu Âu. Nhà thờ lớn Hà Nội là kiến trúc cổ ít thay đổi nhất và trở thành hình ảnh quen thuộc đối với người dân Hà Nội và du khách nước ngoài. Không chỉ là địa chỉ tham quan, ngắm cảnh mà nhà thờ lớn Hà nội còn là điểm đến hành hương của tín đồ công giáo.
Gạch không nung là gì và những lợi ích của gạch không nung
Nhà thờ lớn Hà Nội có tên gọi chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, đây là một trong những công trình Thiên Chúa Giáo được xây dựng sớm nhất tại Hà nội và cũng là kiến trúc nhà thờ đẹp nhất Thủ Đô. Vì là công trình xây dựng sớm nhất nên Nhà thờ lớn Hà Nội có lối kiến trúc cổ điển Châu Âu ấn tượng và thu hút.
1. Lịch sử ra đời
Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng trên một khu đất trước đây đã từng có một ngôi chùa Báo Thiên. Nhưng do nhiều biến cố nên ngôi chùa đó về sau đã bị bỏ hoang. Năm 1873, sau sự kiện Pháp đánh chiếm thủ đô lần thứ nhất thì chùa Báo Thiên bị bỏ hoang đó được người Pháp giao cho giám mục Puginier. Vị giám mục này đã cho dựng tạm vài ngôi nhà gỗ để ở và làm việc trên nền cũ chùa. Năm 1882 Pháp đánh chiếm Hà Nội lần 2 và đến năm 1883, thống sứ Bắc Kỳ Raoul Bonnal đã yêu cầu tổng đốc Nguyễn Hữu Độ giao khu chùa cũ này cho giám mục Puginier để kiến tạo thành nhà thờ Chính Tòa Hà Nội hay ngày nay còn được gọi là nhà thờ lớn Hà Nội.
Đại hội Thánh thể tại Nhà thờ lớn Hà Nội trước đây
Chính bởi quá trình hình thành của nhà thờ lớn Hà Nội nên kiến trúc của nhà thời lớn mang đậm kiến trúc của Châu Âu. Kiến trúc cũ chùa Báo Thiên được xây dựng bằng gỗ thì khi kiến tạo thành nhà thờ được thay đổi bằng Gạch Châu Âu. Nhà thờ lớn Hà Nội được khánh thành vào năm 1887. Tuy nhiên, thời gian này nhà thờ còn tương đối vắng vẻ, cho đến năm 1890, phố nhà thờ được xây dựng giúp cho nhà thờ trở thành vị trí đắc địa, quan trọng trong không gian đô thị.
2. Kiến trúc nhà thờ lớn Hà Nội
Nhà thờ lớn Hà Nội được thiết kế theo phong cách Gothic Châu Âu, với sự ảnh hưởng của nhà thờ Đức Bà Paris tại Pháp. Do vậy kiến trúc này chính là một trong những điển hình của kiến trúc cổ điển Châu Âu, vật liệu xây dựng từ vật liệu xây tường, gạch lát nền,... đều là những vật liệu Châu Âu.
Nhà thờ lớn có diện tích 64.5 x 20.5 mét vuông. Tháp chuông thiết kế cao 31.5m với bố cục mặt đứng đăng đối chia làm 3 phần. Hai bên của nhà thờ là hai tháp chuông cao vút lên, ở giữa là khối thấp hơn được kết thúc bằng đỉnh tường hình tam giác với cây thánh giá để tạo điểm nhấn cũng như khẳng định được vai trò của kiến trúc này.
Cửa ra vào, cửa sổ trên mặt đứng đều sử dụng hình thức vòm cuốn nhọn Gothic, riêng ở giữa có một cửa sổ tròn hình hoa. Phía trên của cây thánh giá có một mặt đồng hồ cũng hình tròn.
Mặt đứng của nhà thờ được chia thành 3 phần, song nội thất bên trong được chia thành 5 phần. Phần giữa rộng nhất, rộng gấp đôi những phần xung quanh được sử dụng để làm lễ trong tôn giáo. Cửa sổ hai bên sử dụng kính màu và được thiết kế thành 3 nhóm, cao ở giữa và hai bên thấp để tạo thành nhịp điệu liên hoàn. Phía trước của nhà thờ là một quảng trường nhỏ với tượng Đức Mẹ làm tăng thêm giá trị cảnh quan cho công trình kiến trúc.
Tượng Đức Mẹ ngay phía trước nhà thờ lớn Hà Nội
Nhà thờ lớn Hà Nội mang phong cách, kiến trúc của Châu Âu nhưng vẫn có một chút kiến trúc Việt xem lẫn, gạch lát nền Châu Âu, vật liệu xây dựng Châu Âu nhưng kết hợp với mái ngói đất nung. Đây chính là sản phẩm của sự giao lưu văn hóa Đông Tây mà cho đến ngày nay, khi thiết kế nhà ở nhiều người cũng muốn kết hợp những kiến trúc của Châu Âu vào trong ngôi nhà Việt bằng cách sử dụng gạch lát nền Châu Âu cho không gian.
Kiến trúc nhà thờ lớn Hà Nội trải qua hàng trăm năm cho đến nay vẫn không có quá nhiều thay đổi, có chăng chỉ là sơn lại bức tường hoặc sử dụng lại gạch lát nền với những khu vực bị hỏng còn về tổng thể kiến trúc vẫn được giữ nguyên.