Lillehammer Art Museum là dự án được cải tạo lần thứ hai sau 25 năm sau kể từ khi hoàn thành việc mở rộng đầu tiên của Lillehammer vào năm 1994. Snøhetta là kiến trúc sư vinh dự được chịu trách nhiệm thiết kế chính trong việc mở rộng dự án một lần nữa, tạo ra một không gian toàn diện cho sự kết hợp của bảo tàng nghệ thuật và rạp chiếu phim liền kề. Bài toán kiến trúc là tích hợp nghệ thuật trở thành một vai trò trung tâm trong tất cả các khía cạnh của dự án bao quanh từ cảnh quan bên ngoài đến các tòa nhà chính bên trong.
Bảo tàng nghệ thuật Lillehammer
CÁCH CHỌN GẠCH ỐP LÁT CHO PHÒNG TẮM
1. Giới thiệu về Snøhetta
Snøhetta (phát âm tiếng Na Uy: [ˈsnøːˌhɛtːɑ]) là một công ty kiến trúc với quy mô quốc tế có trụ sở văn phòng thương hiệu tại các thành phố lớn như Oslo, Na Uy và thành phố New York với các studio ở San Francisco, California, Innsbruck, Áo, Singapore và Stockholm, Thụy Điển. Craig Edward Dykers và Kjetil Trædal Thorsen là hai nhà đối tác sáng lập của công ty với đội ngũ nhân viên có khoảng 150 nhà thiết kế làm việc cho các dự án trên khắp thế giới, hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan và thiết kế nội thất.
Giới thiệu về Snøhetta
Snøhetta đã nhận được Giải thưởng Kiến trúc Thế giới cho Bibliotheca Alexandrina, Nhà hát Opera Oslo và Giải thưởng Aga Khan về Kiến trúc cho Bibliotheca Alexandrina. Kể từ khi được hoàn thành vào năm 2008, Nhà hát Opera Oslo cũng đã giành được giải thưởng Mies van der Rohe và Giải thưởng Great Place của EDRA (Hiệp hội nghiên cứu thiết kế môi trường), cũng như giải thưởng châu Âu cho không gian công cộng đô thị, Giải thưởng kiến trúc quốc tế và giải thưởng toàn cầu về kiến trúc bền vững năm 2010. Công trình tiêu biểu gần đây nhất của Snøhetta là dự án Bảo tàng nghệ thuật Lillehammer tại Norway.
2. Dự án Bảo tàng nghệ thuật Lillehammer
Bảo tàng Nghệ thuật Lillehammer lần đầu tiên được thành lập trong một tòa nhà do Erling Viksjø thiết kế vào năm 1964 và ngày nay được coi là đại diện tiêu biểu cho phong cách kiến trúc thế kỉ 19. Năm 1994, Snøhetta hoàn thành việc mở rộng bảo tàng với việc xây dựng một tòa nhà độc lập tìm cách kết nối ngôn ngữ kiến trúc của các tòa nhà ban đầu của thập niên 1960 với các kiến trúc đương đại. Vào năm 2016, một bản vẽ mở rộng thứ hai do Snøhetta thiết kế đã kết nối hai tòa nhà hiện có với việc bổ sung phòng triển lãm mới Weidemannsalen cho Bảo tàng và cải tạo nội thất cho mục đích bố trí Rạp chiếu phim Lillehammer bên trong.
Điểm đặc biệt của tòa nhà bảo tàng là mặt tiền kiến trúc đầy ấn tượng
Một trong các lối vào bên trong bảo tàng
Việc mở rộng Bảo tàng được tạo ra dựa trên ý tưởng về nghệ thuật không gian lơ lửng trong suốt. Không gian mới ở tầng trệt với các cửa sổ từ sàn gạch lát nền đến trần được thiết lập nằm bên dưới một hội trường đúc hẫng được bọc trong một mặt tiền bằng kim loại bắt mắt. Việc lưu thông các lối qua Bảo tàng được cải thiện đáng kể với các hành lang kết nối mới bên dưới khu vườn nghệ thuật nhằm nâng cao trải nghiệm không gian cho du khách.
Việc mở rộng Bảo tàng được tạo ra dựa trên ý tưởng về nghệ thuật
Tòa nhà độc lập tìm cách kết nối ngôn ngữ kiến trúc của các tòa nhà ban đầu
Phòng sáng tạo nghệ thuật của bảo tàng
Phòng trưng bày thứ hai được dành riêng để trưng bày các tác phẩm của nghệ sĩ Jakob Weidemann (1923-2001) của Lillehammer. Bộ sưu tập nổi bật của phòng trưng bày phản ánh bối cảnh xung quanh thời kì xưa và được thiết lập dàn ánh sáng riêng cho từng khu vực làm tăng sự tinh tế cho các tác phẩm. Điểm đặc biệt của tòa nhà bảo tàng là mặt tiền kiến trúc đầy ấn tượng. Thiết kế được tạo ra bởi cố nghệ sĩ người Na Uy Bård Breivik (1948-2016), và nó bắt nguồn từ ý tưởng điêu khắc của một ngôi sao băng, kiến trúc được xem như một biểu tượng về tầm quan trọng của sự đóng góp của Weidemann vào bức tranh Na Uy. Mặt tiền được làm từ thép không gỉ được đánh bóng, có độ bóng cao với các phù điêu ở độ sâu khoảng 25cm.
Tòa nhà độc lập tìm cách kết nối ngôn ngữ kiến trúc của các tòa nhà ban đầu
Đại diện tiêu biểu cho phong cách kiến trúc thế kỉ 19
Rạp chiếu phim Lillehammer đã bổ sung hai khán phòng mới và cải tạo không gian lưu thông bên trong hiện có. Một khán phòng được tích hợp trong cấu trúc tòa nhà và cái thứ hai nằm bên dưới khu vườn nghệ thuật giữa hai tòa nhà hiện có. Mặt tiền lối vào được làm mới hoàn toàn để lộ mở không gian phong cách của tòa nhà ban đầu và mang đến phía trước một bức tường được tích hợp với nghệ thuật của Odd Tandberg. Khái niệm quan trọng là mang lại tiền sảnh như một phần mở rộng của quảng trường trước Rạp chiếu phim, nghệ thuật treo tường Tandbergs trong phòng giải trí lại là nội dung tái hiện một phần của thành phố tạo ra một kết nối mạnh mẽ hơn giữa thành phố và phòng giải trí.
Phòng trưng bày trưng bày các tác phẩm của nghệ sĩ Jakob Weidemann
Kiến trúc bắt nguồn từ ý tưởng điêu khắc của một ngôi sao băng
Sự tích hợp của nghệ thuật, kiến trúc và cảnh quan đã tạo nên một cuộc cải cách hoàn toàn mới cho Bảo tàng nghệ thuật Lillehammer nâng lên một tầm cao mới.
Xem thêm bộ sưu tập gạch ốp lát trong dự án.